Thiết kế , Thi công cảnh quan - Thiết kế, Thi công xây dựng - Thi công hạ tầng -  Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình - Cho thuê, mua bán cây cảnh - Chăm sóc sân vườn

VietnameseEnglish

  • Pic 04

Hiếm Hoi Tường Xanh tại Tp.Hồ Chí Minh

Vốn là một thành phố kinh tế năng động cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng thì việc xây dựng hàng loạt các nhà cao tầng để phát triển kinh tế đã làm cho bộ mặt kinh tế văn hoá xã hội có nhiều biến đổi cụ thể là con người hôm nay có những suy nghĩ và hành động táo bạo và quyết đoán hơn xưa, họ mạnh dạn tham gia vào công việc xây dựng nước nhà vững mạnh với hy vọng có được cuộc sống sung túc ấm no, và chúng ta cũng thành công vì đã mang đễn một nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu sống hằng ngày con người, sống trong xã hội này lại cảm thấy ngột ngạt với môi trường hối hả cho cuộc mưu sinh, đôi lúc con người cần có sự thanh thản và bến bờ yên bình của thiên nhiên mang lại.

Cùng với phát triển con người đã tác động và làm thay đổi các yếu tố thuộc về tự nhiên, cụ thể: khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường, nguồn ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn…) xuất hiện càng trầm trọng gây ra cho con người những bất lợi về sức khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần.

Nguyên do vì đâu thành phố chúng ta lại thiếu vắng cây xanh đến như vậy? Trong khi từ năm 1863-1865 người Pháp chiếm Sài Gòn là đã bắt đầu trồng hàng loạt cây me ven các con đường cứ 5 mét một cây dọc theo vệ đường và một thời gian sau đường phố Sài Gòn trở nên um tùm và mát mẻ. Cuối cùng, trong một phiên họp năm 1912, Hội đồng thành phố cũng đã đồng ý cho chặt bớt, và khoảng cách trồng cây trên các đường phố kể từ đó là 10 mét, chứ không còn là 5 mét như trước nữa.

Theo thống kê mới nhất của Phòng Quản lý công viên – cây xanh, Sở Giao thông vận tải TPHCM hiện nay, diện tích công viên, vườn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn khoảng 535ha, giảm gần 50% so với năm 1998. Trong đó, riêng khu vực nội thành hiện chỉ có 113 công viên, vườn hoa và thảm cỏ, chiếm 1,7% tổng diện tích đất tự nhiên của các quận. Diện tích cây xanh bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh hiện chỉ đạt 0,7m2/người, còn rất thấp so với kế hoạch của Thành phố là đạt 5m2/người vào năm 2010.

Nguyên nhân dẫn đến diện tích công viên bị thu hẹp là do rất nhiều dự án khu dân cư không tuân thủ phát triển mảng xanh đúng như quy hoạch, nhiều diện tích đất dành cho phát triển mảng xanh lại bị sử dụng cho mục đích khác…

Trước đây, thành phố đề ra mục tiêu phát triển diện tích công viên cây xanh đến năm 2010 đạt bình quân khoảng 4 – 5 m2/người, tuy nhiên con số thống kê sơ bộ mới nhất cho thấy chỉ tiêu này hiện chỉ đạt khoảng 0,7 m2/người. Tuy nhiên, mảng xanh đang bị mất dần đơn cử như công viên Tao Đàn bị đường Trương Định nối dài cắt ngang, rồi đường Đỗ Quang Đấu và Nguyễn Thị Nghĩa chia cắt công viên 23-9 thành ba đoạn, tiếp đến đường Hoàng Minh Giám xẻ đôi công viên Gia Đinh, tương tự, đường Phan Thúc Duyện xé ngang công viên Hoàng Văn Thụ, và gần đây tại công viên Lê Văn Tám di dời hơn 60% cây xanh để thi công dự án bãi đậu xe ngầm. Ngoài khu vực trung tâm thành phố ra thì hầu hết các con đường trên các quận, huyện đều thiếu cây xanh.

Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây khỏe mạnh có thể hấp thụ khoảng 2,5 kg CO2/ năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 3000 đến 7000 hạt bụi/ m3 không khí. Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O2 cần thiết cho 4 người.

Theo nghiên cứu của Đại học (Michigan State University, Urban Forestry), sự hiện diện của một cây ở gần nhà giảm 30% lượng không khí ô nhiễm. Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí dưới dạng hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có đường kính 30cm, trong một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60mg cadmium, 140 mg chrome, 820mg Nickel, và 5200mg chì.

Lý do trồng cây trong đô thị

1) Cây có tác dụng với tâm lý.

Mầu sắc của cây làm giảm bớt hành vi trong cuộc sống. Chúng ta nhận thấy rằng, cây trồng ở bệnh viện giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

2) Cây có tác dụng với không khí.

Cây hấp thụ CO2 và thải O2 giúp không khí trong lành. Cây hút nước dưới lòng đất và trả lại không khí dưới dạng hơi nước làm không khí mát mẻ hơn.Lá cây và thân cây cản giữ bụi và làm giảm âm thanh, tiếng ồn thành phố. Nhất là loại cây có vỏ sần sùi và lá thô ráp, bụi bám lại cây khi mưa xuống “cát bụi lại trở về với cát bụi”.Trồng cỏ trên sân đất hoặc bãi đất trống sẽ ngăn bụi sinh ra từ đất vào môi trường.

3) Cây có tác dụng làm sạch môi trường đất:

Một số loại cây thân gỗ có khả năng hấp thụ được các chất kim loại nặng trong đất ô nhiễm như chất Pb, Cd, Co, Zn, Cu nên cây có thể làm giảm được các chất độc hại sâm nhập tới nguồn nước ngầm khu vực dân cư.

4) Cây có tác dụng ngăn tiếng ồn

Âm thanh phản xạ qua lại nhiều lần qua các tán cây sẽ giảm lượng âm thanh đáng kể. Vì vậy, thiết kế các lớp cây trồng xen kẽ cây bụi, cây thấp tầng và cây cao để giảm bớt âm thanh thành phố đến các công trình.

5) Cây cải thiện hệ sinh thái

Tạo điều kiện cư trú cho chim, côn trùng, và các động vật khác. Thực tế là số lượng các loại chim khác nhau tùy thuộc vào cây trồng.

6) Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá…) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.

7)  Cây xanh còn có tác dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa công viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho người đi bộ. Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường.

Theo tổng hợp của Phòng Quản lý Cây xanh, tính đến thời điểm này đã và đang phủ hoa cỏ gần 28.000 m² vỉa hè các quận 1, 3, 5, 10. Ngoài ra, cũng đã có gần 13.000 m² đất phủ cây xanh ở các khu vực công trình cầu như cầu vượt An Sương, Tân Thới Hiệp, Ngã Tư Ga, Tân Thuận 1…Bên cạnh đó, khi hàng loạt vỉa hè như ở đường Lê Thị Hồng Gấm (quận 1), Bà Huyện Thanh Quan (quận 3), 3 Tháng 2 (quận 10)… đã được phủ hoa cỏ. Đây có thể xem là một đột phá của TP về công tác cải tạo mảng xanh trong năm 2009.

Mô hình bức tường xanh đang được Sở GTVT TPHCM thí điểm ngay chính trụ sở của mình

Nguồn (internet)

Vì thế, trong quy hoạch, các không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố, là một không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội dời khỏi những khối bê tông đến để thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của đô thị

Trong kiến trúc cây xanh được thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động của màu sắc và các lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với thiên nhiên.Bố trí cây hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho công trình và đón được gió mát vào mùa hè, chống được gió lạnh vào mùa đông.
Thành công trong việc khai thác và tổ chức cây xanh trong đô thị tạo nên được sắc thái riêng của không gian góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan và tạo được hình ảnh riêng của thành phố.

Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái khác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp…) cây xanh trong hệ sinh thái đô thị còn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan.

Trần Thị Huế Anh - Nguễn Văn Tính

Thiết kế cảnh quan, thi công cảnh quan - Thi công hạ tầng - Thi công xây dựng -  Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình - Cho thuê, mua bán cây cảnh - Chăm sóc sân vườn



Địa chỉ

Trụ sở chính : 118 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Q1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (028) 38214112
Văn phòng giao dịch : 
197 Tôn Thất Thuyết P.3, Quận 4 Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (028) 39 453212, 39 453213.
Email: info@canhquanxanh.com.vn

Lượt truy cập: 3884330

Copyright 2018 © CANH QUAN XANH. All Rights Reserved. Designed by Vipcom
Liên kết: Đơn giá thiết kế nội thất 2020, Đơn giá xây dựng 2020